Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG

Go down 
Tác giảThông điệp
leminhso
Admin
Admin
leminhso


Tổng số bài gửi : 10
Join date : 30/07/2011

GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG Empty
Bài gửiTiêu đề: GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG   GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG Icon_minitimeFri Aug 26, 2011 2:56 pm

GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG
(Đạt giải nhì cuộc thi “Viết về mẹ Việt Nam anh hùng”)
. [/color] Tôi viết về một mẹ Việt nam anh hùng của một thành phố anh hùng, trong muôn vàn mẹ Việt nam anh hùng của đất nước Việt nam anh hùng. Mỗi mẹ Việt nam anh hùng là một niềm kiêu hãnh của chúng ta về lòng yêu nước thương nòi, khát khao độc lập tự do và hy sinh hết thảy cho độc lập tự do của Tổ quốc. Mỗi mẹ Việt nam anh hùng là một tấm gương hy sinh vô giá cho độc lập dân tộc. Mỗi mẹ Việt nam anh hùng là bản anh hùng ca bất tận. Đó là câu chuyện về mẹ Việt nam anh hùng Phạm Thị Mai, thị trấn An lạc, huyện Bình Chánh của thành phố chúng ta. Mẹ Phạm Thị Mai, mẹ Việt nam anh hùng do Lữ đoàn 596 thông tin Bộ Quốc phòng nhận phụng dưỡng suốt đời. Tôi kể câu chuyện này bằng cả lòng khâm phục, kính trọng của tôi và cả hàng nước mắt hòa vào nỗi lòng của mẹ. Mẹ Việt nam anh hùng Phạm Thị Mai là một mẫu hình hoàn chỉnh của phụ nữ Việt Nam về tấm gương với chức phận làm con, làm vợ, làm dâu, làm mẹ, trọn một đời chiến đấu hy sinh cho tổ Quốc Việt Nam anh hùng.
. Chiều ngày 22 tháng 12 năm ấy, tôi và Minh chủ nhiêm chính trị của Lữ đoàn, đến thăm và tặng quà mẹ Việt nam anh hùng Phạm Thị Mai. Đồng thời mời mẹ dự và tham gia chủ tịch đoàn lễ kỷ niệm ngày truyền thống thành lập Lữ đoàn mùng mười tháng 01 hàng năm. Xe chúng tôi rẽ vào đường Hồ Ngọc Lãm, rồi qua cầu Ông Buông, ước độ vài trăm mét thì rẽ phải vào nhà mẹ. Căn nhà nhỏ xinh xắn trên khuôn viên đất vuông vắn, xung quanh là cây trái xum xuê. Trời chiều, nắng vàng tràn xuống, xuyên qua từng tán cây, xuyên qua cửa sổ tràn cả vào nhà, trông rõ từng vệt bụi, từng làn khói thuốc nhẹ nhàng cuộn trôi. Căn nhà rộn hẳn lên, nay tôi mới có dịp trò chuyện với mẹ Mai. Tôi bùi ngùi ao ước giá như bây giờ mình vẫn còn mẹ, rồi bừng tỉnh, đây là mẹ mình, mẹ của những người lính chúng mình. Tiếp chuyện chúng tôi mẹ vui lắm. Lòng mẹ rộng mở, chuyện kể liên hồi. Thỉnh thoảng tôi mới gặn hỏi mẹ được một câu. Mẹ kể xa xăm từ thời con gái, nơi đây hoang vu lắm, chính nơi này là vườn cây nhà chồng, đây là vườn cây, đây là nơi hò hẹn của mẹ khi vào thì thanh xuân phơi phới, mỗi buổi đi làm đồng về, những trưa hè, những đêm trăng sáng, đã thành lệ quen hai đứa lại đưa nhau đến đây hóng mát, lượm trái cây ném cho nhau, cầm cổ tay, nói những lời thương nhau. Anh còn đọc thơ, dạy hát. Cũng từ mãnh đất này đã để lai vô vàn kỷ niệm sâu sắc về cuộc đời làm vợ, làm mẹ và làm dâu của mẹ… Chồng mẹ là liệt sĩ Võ Văn Sinh, đã anh dũng hy sinh trong trận chỉ huy đánh trả quyết liệt quân Pháp càn vào vùng giáp ranh Củ Chi mùa đông năm 1950. Những năm ấy Củ Chi đã có ít hầm Địa đạo, đơn vị các anh khá đông, và đủ mọi nơi về, từ thành phố ra, Hóc Môn, Long An sang, có cả các anh ngoài Biên Hòa, Đồng Nai vào. Các anh có nhiều súng và cả trái nổ. Ngày lo luyện tập và cùng dân sản xuất cấy lúa, trồng khoai, trồng củ mì, trồng cây trái, cùng dân thay nhau đào hầm. Đêm chia nhau đánh vào thành phố, đánh sang Tân An và có lần đánh lên Thủ Dầu Một. Trận nào cũng thắng lớn, diệt nhiều tây, giải phóng nhiều vùng và lập nên chính quyền hành chánh kháng chiến. Giặc Pháp thất bại thảm hại càng hung hăng, khắp nơi áp phích treo thưởng cho ai giết được mấy ông Việt Minh, danh sách dài dằng dặc, đứng đầu là ông Trần Văn Giầu… Cuối năm ấy quân Pháp dồn hết lực lượng trong vùng, xe tăng, pháo lớn ầm ầm kéo về hướng Củ Chi, mở trận càn quyết liệt vào Củ Chi. Quân và dân Củ Chi anh dũng chống trả quyết liệt. Đất Củ Chi bị cày đi, xới lại bởi bom đạn quân thù, nhà cửa tan hoang trơ trụi, vườn cây, rừng Củ Chi xơ xác, tiêu điều. Địch ung dung đã san phẳng được Củ Chi, thu quân dựng trại ăn mừng. Đêm ấy quân ta tập kích đánh úp, địch bất ngờ trở tay không kịp thất bại đau đớn, chúng càng lồng lộn, kéo viện binh và máy bay tiếp tục mở trận càn sâu vào Củ Chi. Trời đất Củ Chi như muốn vỡ tung ra. Bom đạn gầm rít suốt đêm ngày. Đến ngày thứ bảy, Phủ Toàn quyền Sài Gon – Gia Định tuyên bố làm chủ toàn bộ mãnh đất Củ Chi. Chị em chúng tôi lo quá, mọi người không ai có thể lên Củ Chi được. Đêm ấy có tin mật báo về quân ta đang giúp nhân dân dựng lại nhà, gặt những ruộng lúa còn sót lại. Chị em chúng tôi mừng không tả xiết. Song vẫn có điều gì canh cánh trong lòng…
. Nhấp ngụm nước, mẹ dịu giọng đưa chúng tôi về với thời thiếu nữ xa xưa của mẹ: Vợ chồng chúng tôi cưới nhau được hơn năm thì nhà chồng làm cho cái nhà ở riêng lên đất này. Gọi là nhà chứ nó là túp lều thì đúng hơn. Vợ chồng chăm vườn trái cây và làm mấy công đất mãi bên kia con lộ. Năm thằng đầu Hai Lên chập chững đi, một đêm đang ngủ tôi nghe tiếng gõ bờ vách sau nhà, bố thằng Hai dậy lẻn đi. Về sau, nhiều lần như vậy, tôi sinh nghi và ngầm ghen trong lòng. Nhưng thấy anh tính hiền lành, làm lụng vất vả cả ngày, thương vợ thương con hết đỗi, nên cũng không dám ra mặt làm giận. Tuy vậy cũng có lúc mặt sằm, mày sì. Thôi thì đủ diều nghĩ, mà sao nghĩ chẳng được điều gì hay, chỉ toàn điều chẳng lành. Có lúc ôm con vào long mà nước mắt tự đâu ùa ra. Tôi quy mặt đi lau vội hai hàng nước mắt rồi nựng con “Thôi mẹ con mình thương lấy nhau con hè”. Một hôm, đang gặt lúa ngoài đồng, thấy vợ không vui anh thì thầm vào tai tôi về việc anh làm. Tôi giật cả mình và ôm chầm lấy anh khóc lên nức nở, tiếng khóc của người chuộc lỗi. Mọi người làm ruộng xung quanh chẳng biết sự tình thế nào chạy ùa cả lại. Anh nói to lên “nhà em nó kêu là đau bụng”. thế là người cho dầu xoa, người bảo để chị dìu em về nào. Tôi giả vờ xoa dầu, lát sau bảo là đỡ nhiều rồi. Anh dìu tôi lên bờ ngồi dưới gốc cây như ngày nào, ôm tôi vào lòng âu yếm, trìu mến, anh bảo lẽ ra anh nói với em lâu rồi nhưng sợ em làm lộ chuyện của anh. Anh xin em nhé. Tối hôm đó, sau tiếng gõ cửa là mấy anh bước vào, có lẽ đến năm hay bảy người. Bố Hai Lên khẽ lay và bảo tôi:
- Mai ơi, em ra đầu lộ canh chừng cho tụi anh nói chuyện một chút.
Tôi hiểu và hỏi anh:
- Thế Hai Lên làm sao?
- Để anh bế.
. Dễ có đến gà gáy canh tư, khách về, anh mới ra cầm tay dắt tôi vào nhà như ngày nào hò hẹn. Sau đó nhiều lần như vậy. Có lần đông lắm và toàn về đêm, sau khi chuẩn bị cơm nước chu tất cho các anh, tôi biết mình phải làm gì. Có lần nhiều người canh chừng, có cả giáo mác, cả súng, tôi bế Hai Lên về Ngoại, dành nhà cho các anh bàn chuyện. Ngoại hỏi vợ chồng giận nhau hử? Tôi phải xỉ mặt xuống mà lòng thấy lâng lâng vui, niềm vui ngập tràn. Và đến năm anh đưa tôi cùng đi cướp chính quyền ở phố huyện, rồi kéo ra Chợ lớn nữa. Bên nội, bên ngoại, cả phố ai cũng bảo vợ chồng nhà Tư Sinh ghê thật kín đáo thật. Tôi tự hào về anh và thấy như mình có lỗi với anh, nhiều lúc nhìn chồng mà thẹn với lòng mình, ân hận và nước mắt lại trào ra…
. Năm ấy thằng Ba Bằng biết lẫy thì giặc Pháp đánh chiếm lại Sài gòn. Ba Bằng nhỏ quá nên tôi đành ở lại, các anh ra khu kháng chiến. Trên phố huyện giặc Pháp o ép dữ quá, nó hành hạ bên nội lũ nhỏ đủ kiểu. Tôi đón các cụ về đây thuốc thang. Đúng là “…Nay một thân nuôi già dạy trẻ…”, câu ấy trong Chinh Phụ Ngâm, mà anh đã đọc cho tôi nghe nhiều lần. Đêm đêm, khi các con đã lăn ra ngủ, các cụ đã thở đều đều, là lúc tôi lẻn bước ra đi. Đến từng nhà chị em, động viên, thăm hỏi và vận động chị em vào hội “Phụ nữ Cứu Quốc”. Lúc trở về ba, má và các con vẫn say sưa ngủ, lại là lúc thương anh, nhớ anh vô bờ bến. Bên nội cũng có bề sinh nghi, nhiều lần lũ nhỏ thức dậy không thấy mẹ, sụt sùi khóc, các cụ không thèm dỗ dành nữa. Một hôm cơm nước xong nội lũ nhỏ bảo.
- Tư Sinh, ba chúng nó đi rồi, nó tin tưởng ở con, con đừng để nó thất vọng, nghe con.
- Con xin ba, má con không dám làm điều gì dại dột đâu. Ba, má cứ tin ở con. Con mong ba, má hiểu cho lòng con.
.
Dần dà các cụ hình như đoán ra và giúp tôi. Có hôm về thấy bà nội sang nằm ôm cháu. Tôi lén vào dường ngủ, má ngồi dậy túm lấy tay tôi sụt sùi trong tiếng nấc “má thương các con quá chừng mà không biết làm sao được”. thế là hai má con ôm nhau khóc.
Hội viên mỗi ngày một đông thêm. Chị em giúp nhau những lúc khó khăn, xây dựng phong trào, cuộc sống kháng chiến vui lắm. Một năm đôi lần anh công tác về thành lại ghé qua nhà một vài giờ trong đêm. Đời vợ lính như thế là hạnh phúc lắm rồi… Sau trận địch càn lên Củ Chi độ chừng hai tuần có một anh nói là cấp trên của anh Sinh, trông mặt quen lắm, hình như trước đấy có về nhà mấy lần trong đêm. tôi đoán có sự chẳng lành, một cái tin sét đánh ngang tai – Tư Sinh ba chúng nó hy sinh trong trận chống càn ở Củ Chi. Trời ơi! Thế mà anh bảo với em là ít lâu nữa các con cứng cáp lên, anh thưa với ba, má để em ra vùng kháng chiến, ngoài ấy nhiều việc cần đến em lắm. Gắng gượng, chống chọi để đứng dậy, vì tôi biết mình là chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất cho các cụ, các con và ít nhiều là gương trong hội. Cũng năm ấy Út Bé ra đời, trước cái xốc như vậy nên nó sinh thiếu tháng đấy. Tôi nghĩ Út Bé ra đời sẽ vơi đi sự choáng váng trong tôi. Nào ngờ, mỗi khi nhìn con lại càng nẫu ruột, thương chồng thương con tột độ. Cái điều đau nhất là cha con nó chưa thấy mặt nhau và vĩnh viễn không bao giờ thấy mặt nhau. Đêm đêm, thắp cho anh nén nhang, tôi cầu cho anh mồ yên mã đẹp, anh sống khôn chết thiêng phù hộ độ trì cho vợ, con anh, ba, má anh yên ổn làm ăn và cho quê mình, thành phố mình chóng được giải phóng. Công việc trụ cột gia đình, hoạt động đoàn thể níu kéo, cuốn hút tôi đi theo. Mãi hòa bình, kết thúc thời chín năm, mấy anh, mấy chú về thăm má con tôi và bàn cho thằng Hai Lên đi tập kết. Hai Lên, nó khỏe và y hệt bố, từ tính tình đến nết hay lam, hay làm. Nó làm suốt ngày, đêm theo lớp bình dân học vụ lại còn trong đội thiếu nhi cứu quốc. Hai Lên là tay đắc lực của mẹ trong nhà, nó đi thì ông bà và các em sao đây? Thế là đành thôi vậy. Nó nghĩ cũng phải, mấy chú cũng nghĩ vậy, chỉ tội nghiệp là thiệt thòi cho Hai Lên.
Ngoài thềm có bước chân vội vã vào nhà:
- Thưa má con về, chào mấy chú, mấy anh.
- Út Bé, đấy.
- Nói Út Bé con cứ tưởng…
. Ngắt lời tôi mẹ kể tiếp. Út Bé, giống mấy thằng anh nó, cũng y hệt bố và kỳ cục thay nét mặt cũng giống bố như đúc. Tôi được nhờ nó lắm, từ thời Ngô Đình Diệm, cái thời trả thù những người kháng chiến cũ. Quân của Diệm đàn áp, đánh người dã man lắm. Máy chém lôi đi khắp nơi, nó chém người ngay đầu con lộ. Gia đình tôi cực hết chỗ nói, bị nó uy hiếp tinh thần, bị nó khống chế đủ điều. Nhất là sau khi nó phát hiện thằng Hai Lên đã đi căn cứ. Lúc bấy giờ tôi còn đương trẻ, lại có chút nhan sắc nên càng khổ, ban ngày không dám đi đâu, có khi hàng tháng không ló mặt ra khỏi nhà. Cái gì cũng Út Bé, cái gì cũng nhờ Út Bé, mà còn nhiệm vụ anh nó giao làm liên lạc cho đội Công tác mật của Ba Bằng. Sau đó ít lâu, cái đêm thằng Hai Lên từ căn cứ trở về, anh em thì thào to nhỏ với nhau, rồi cả hai đứa túm tay mẹ, xin cho Ba Bằng đi chủ lực miền với anh Hai. Thế là tôi là vợ lính, lại cả mẹ của hai lính. Thời buổi càng trở nên khó khăn hơn, địch dồn dân vào ấp chiến lược. Chúng tôi đấu tranh không đi. Chúng đốt nhà. Chúng tôi dựng lại nhà. Chúng lại đốt, mấy lần như vậy, sau đó chúng xách tay từng người dồn vào ấp chiến lược phiá Nam thị trấn. Cũng là dịp may hiếm có, lợi dụng lúc mập mờ như vậy mà má con tôi đã nhận Bảy Hùng do cơ sở của ta cài cắm, làm con trong nhà, thế mà bịt tai che mắt bọn chó để hoạt động.
[justify]Hôm ấy là tháng sáu năm 1967, trong chuyến công tác bí mật về thành phố, Hai Lên mật báo tôi ra bến xe Chợ Lớn để mẹ con gặp nhau. Mẹ con lén lút nhìn nhau, mừng mừng, tủi tủi và một tin sét đánh nữa là Ba Bằng đã hy sinh ở Tây Ninh. Đơn vị mai táng rất cẩn thận ở Bến Cát. Tang cháu đè lên tang ông, tôi ngất xỉu mất mấy ngày. Khi tỉnh dậy thì ra đó là nhà thương thị trấn, Út Bé và Bảy Hùng thay nhau trực bên tôi. Tôi thì thào với chúng về chuyện Ba Bằng… Út Bé cũng té xỉu luôn. Nó thương Ba Bằng nhất nhà. Hôm Ba Bằng đi chủ lực nó khóc mấy ngày liền và cứ làm sao nó lại gọi tên anh Ba Bằng. Chị em trong hội lần lượt lén ra thăm hỏi gần như đủ mặt, có chị còn bảo bác sĩ quen phải chăm sóc mẹ con tôi cẩn thận.
Thương anh mình, làm thay việc còn dang dở của anh, Út Bé hoạt động tích cực đáo để. Về sau Út Bé và Bảy Hùng chúng nó thương nhau. Mãi năm 1972, tôi cho lên cứ vào Giải phóng quân rồi chúng nó cưới nhau. Hôm giải phóng chúng nó về vui sướng hết chỗ nói. Và rồi tôi lại xỉu đi vì thương thằng Hai Lên. Suốt từ ngày nó về báo tin thằng Ba Bằng hy sinh, đến khi nó hy sinh, mẹ con không gặp nhau. Nghe nói hồi Mậu thân nó về đánh trong nội thành, nó có ghé về thăm nhà, nhưng chị em tôi lại đi tiếp tế ở tận Mũi Tàu, Phú Lâm. Nó hy sinh đầu năm 1969, mà tận 72 mới báo tin. Tổ chức sợ nỗi đau tiếp nỗi đau đè lên cái thân mảnh dẻ này, tôi hết chịu nổi, nên cứ dấu quanh. Thành ra suốt mấy năm trời Hai Lên không được cúng cơm, không được nhang khói, tội nghiệp con tôi. Thế là mẹ òa khóc… Mồ tổ chúng nó chẳng đứa nào chịu lấy vợ sớm để cháu cho mẹ, vợ chồng Út Bé mãi lo công tác, giải phóng sáu bảy năm mới chịu sinh. Chúng tôi ai nấy đều sụt sùi và lau nước mắt.
[justify]Bày quà của đơn vị, Út Bé hái thêm đĩa trái cây ngoài vườn đặt lên bàn thờ ba cha con liệt sỹ: Võ Văn Sinh, Võ Văn Lên, Võ Văn Bằng, rồi mẹ thắp nhang. Chúng tôi thắp nhang trước linh hồn các liệt sỹ trong cõi tâm linh, mọi người thỉnh cầu cho gia đình mẹ ai nấy đều khỏe mạnh, ăn nên, làm ra, cầu được ước thấy, mọi sự đều may mắn. Cầu cho gia đình mẹ yên lành con cháu học hành thi cử đỗ đạt, công tác tiến bộ, suốt đời hạnh phúc.
[justify]Trên đường về, chúng tôi vẫn không dứt bùi ngùi xúc động về câu chuyện của mẹ Việt nam anh hùng Phạm Thị Mai. Mẹ quả là một tấm gương, một tấm lòng, một ý chí trên cả tuyệt vời. Tôi nói với Minh, giá như nhà nươc mình có danh hiệu “Gia dình Việt nam anh hùng” thì gia dình mẹ Mai đúng là một gia đình Việt Nam anh hùng. Tôi cũng nói với Minh là tôi sẽ có một bài thơ tặng mẹ đúng hôm mẹ về dự lễ với Lữ đoàn.

Đại tá, Thạc sỹ: Lê Minh Số

























[center]
Về Đầu Trang Go down
 
GIA ĐÌNH VIỆT NAM ANH HÙNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hãi hùng lẩu thịt thối, cá ươn
» Định dạng USB như thế nào là hợp lý
» TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
» ĐỊNH NGHĨA VỀ ...VỢ!
» ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thư giản :: Thơ - Văn-
Chuyển đến