Một ngày đầu tháng 5 năm 1989, cậu bé Văn Hối đã cất tiếng khóc chào đời. Nhưng khi chưa tròn một tuổi cậu đã phải chịu cảnh không cha.Cha cậu đã vì danh dự của gia đình, vì làm tròn chữ hiếu mà đã bỏ rơi mẹ con cậu.
từ đây hai mẹ con cậu bé Hối ngày ngày nương tựa bên nhau để sống. Đối với người mẹ, cậu là tất cả đối với bà. Hàng ngày, bà phải thức khuya, dậy sớm chăm lo cho mảnh ruộng sau nhà để kiếm kế sinh nhai. Công việc nhà nông có thể là nhẹ nhàng đối với phái nam, nhưng dường như nó quá sức đối với một người phụ nữ. Vậy mà vì thương con, người mẹ đã không ngại nặng nhọc, đem sức lực yếu ớt của mình đổi lấy bát cơm và cả tương lai cho con. Có lẽ hiểu được nỗi khổ của người mẹ nên Văn Hối rất chăm học, cậu học rất giỏi, và trở thành một học viên ưu tú của trường.
Một hôm, sau khi vừa đi học về. Văn Hối đã sà ngay vào lòng mẹ và khóc nức nở: “ Mẹ ơi, mọi người nói con là một thằng không cha nên không ai chịu chơi với con hết. Cha con đau hả mẹ”. Câu hỏi ngay thơ của đứa bé đã làm cho tâm hồn người mẹ đau buốt, nước mắt người mẹ tuôn trên đôi mắt thâm quầng vì thức khuya. Người mẹ đã cố an ủi con rằng:
- thôi nín đi con, cha con đã đi làm ăn xa rồi, mẹ sẽ gọi cha về cho con.
- Thiệt hả mẹ, vậy mẹ gọi cha về cho con đi. Hay quá con có cha rồi.
Văn Hối vừa nói xong đã tung tăng chạy đi chơi, nhưng cậu đâu biết được rằng phía sau lưng cậu, có một người mẹ đang rơi nướt mắt vì con. Cậu còn quá nhỏ để hiểu rằng cha cậu đã bỏ rơi cậu và sẽ không bao giờ quay trở lại. Thời gian thắm thoát trôi mau, đã 2 năm trôi qua, cậu bé Hối cũng đã học lớp 3. Một buổi chiều thứ năm, sau khi vừa đi học về. Văn Hối thấy mẹ đang nói chuyện với một người đàn ông lạ trong nhà. Ông ấy dáng ngưòi hơi ốm, cao, tuổi ngoài 40, và đặc biệt là ông ấy cũng có đôi mắt thâm quầng như mẹ cậu. Thấy con đi học về mẹ cậu gọi:
- Văn Hối lại đây với mẹ - người mẹ vừa nói vừa đưa tay ngoắt Văn Hối lại
- Hối à! Đây là cha con đó. Lại ngồi với cha đi con.
Vừa nghe mẹ nói là cha, thì Văn Hối đã sà ngay vào lòng người đàn ông kia mà khóc:” cha ơi sao cha bỏ đi đâu vậy,tụi bạn con nó nói là con không có cha, nó không chịu chơi với con. Hay quá bây giờ cha đã về rồi, ngày mai con sẽ đi nói với tụi nó là con đã có cha rồi.” Người mẹ nhìn thấy cảnh này thì nước mắt lại rơi, nhưng đây là những giọt nước mắt vui mừng cho con trẻ có cha hay là những giọt nước mắt khóc thầm cho số phận hẩm hiu của hai mẹ con. Thì ra để con khỏi phải bị bạn bè chê cười, khỏi phải mang tiếng là đứa con không cha. Người mẹ đã chấp nhận gá nghĩa với một người đàn ông đã bị vợ bỏ. Chưa kịp vui với cuộc sống gia đình đoàn tụ thì một biến cố mới xảy ra. Vì việc học, Văn Hối phải chuyển về sống với ông bà ở gần thị trấn. Một lần nữa người mẹ lại hi sinh cho con, mặt dù Hối là tất cả của người mẹ, nhưng vì tương lai của con, người mẹ đã chấp nhận sống xa con. Mùa nước nổi năm đó, người mẹ đã chóng xuồng vượt qua hơn 40 cây số để đưa con về sống với ông bà ngoại. sau đó người mẹ lại quay về nhà mình để tiếp tục công việc mà bà đã làm trong suốt 10 năm qua để lo cho con ăn học. Thỉnh thoảng khoảng 3 tháng bà lại về thăm con một lần. Mỗi lần về bà lại dẫn Văn Hối đi mua tập, sách cho Hối học, mua đồ ăn ngon về cho con ăn. Văn Hối rất vui mỗi lần gặp mẹ. Nhưng cậu đâu biết được rằng để cho con được những giây phút vui vẻ đó người mẹ đã đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, công sức và cả nước mắt vì nhớ thương con. Cả cha và mẹ cùng làm việc để nuôi con đã khó rồi huống hồ chi chỉ có một mình người mẹ. Ấy vậy mà người mẹ ấy đã không ngạy khó khăn, suốt 20 năm trời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để nuôi lớn đứa con trai bé bổng. người mẹ ấy đã hi sinh tất cả vì đứa con thân yêu của mình. Bà chỉ có một mong ước là làm sao cho con mình được bằng bạn bằng be, làm sao cho con mình ăn học thành tài để không bị thiên hạ nói là đứa con không cha. Sự nổ lực và hi sinh của người mẹ đã được đền bù xứng đáng, khi đứa con trai bé bổng của bà ngày nào giờ đã trở thành một chàng trai khôi ngô, và cẫu cũng đã tốt nghiệp lớp 12 rồi chuẩn bị vào ngưỡng cửa Đại Học.Để đánh đổi cho con cả một tương lai như thế người mẹ đã phải trả một cái gia quá đắt. sau 20 năm ròng ra với ruộng đồng, sức khoẻ người mẹ đã trở nên suy kiệt. Giờ đây nhìn thân thể mẹ gầy còm, tóc bạc, đôi mắt sâu thẩm, Văn Hối lại càng thương mẹ, càng cố gắng học hơn nữa. Trên thế gian này liệu có tình cảm nào cao cả bằng tình mâu tử, liệu có sự hi sinh nào lớn hơn sự hi sinh của người mẹ dành cho con. Và liệu có người mẹ nào tuyệt vời hơn người mẹ Việt Nam.