Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Mộc Hóa quê tôi

Go down 
Tác giảThông điệp
PC
thành viên năng động cấp 2
thành viên năng động cấp 2
PC


Tổng số bài gửi : 257
Join date : 11/09/2011

Mộc Hóa quê tôi Empty
Bài gửiTiêu đề: Mộc Hóa quê tôi   Mộc Hóa quê tôi Icon_minitimeWed Sep 28, 2011 7:51 pm

Lịch sử hình thành

Sự hình thành và phát triển kinh tế xã hội của huyện gắn liền với quá trình khai hoang phục hoá, đưa dân đi khai thác vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười.
Trong tổng thể đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười là một vùng đất có nhiều nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Với diện tích tự nhiên 2.296km2 chiếm gần ½ vùng Đồng Tháp Mười, Mộc hoá xưa kia là vùng đất toàn đầm lầy và cỏ dại, xen lẫn với những khu rừng tràm bạt ngàn, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm như; cọp, voi, nai, khỉ, heo rừng, sấu, chim, cá, rùa, rắn… Trải qua các thời kỳ lịch sử vùng đất này đã có nhiều thay đổi về tổ chức và địa giới hành chánh:
- Năm 1838, vùng đất này thuộc phủ Tây Ninh, gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá có 7 tổng, 56 thôn.
- Năm 1867, tổng Mộc Hoá ra đời với 5 tổng khác thuộc Khu Tham biện Quang Hoá.
- Tháng 6/1871, Mộc Hoá thuộc tỉnh Định Tường.
- Năm 1914, chính quyền thuộc địa Pháp lập “Tổng lớn Mộc Hoá” gồm 21 làng.
- Năm 1916, quận Mộc Hoá được thành lập trực thuộc tỉnh Tân An.
- Ngày 17/2/1956, chính quyền Mỹ- Diệm tách Mộc Hoá khỏi tỉnh Tân An để thành lập tỉnh Mộc Hoá theo sắc lệnh số 21/NV.
- Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm lại ban hành sắc lệnh 145/NV đổi tỉnh Mộc Hoá thành tỉnh Kiến Tường bao gồm tỉnh lỵ Kiến Tường và 4 quận; Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Nhơn, Tuyên Bình.
- Đối sách với địch, tháng 4/1957, chính quyền cách mạng cũng tách Mộc Hoá ra khỏi tỉnh Tân An và thành lập một đơn vị hành chánh cấp tỉnh lấy tên là tỉnh Kiến Tường và chia ra 4 vùng tương ứng với 4 quận của địch:
+ Vùng 2 tương ứng với quận Châu Thành.
+ Vùng 4 tương ứng với quận Kiến Bình.
+ Vùng 6 tương ứng với quận Tuyên Nhơn.
+ Vùng 8 tương ứng với quận Tuyên Bình.
- Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), tỉnh Kiến Tường có 29 xã, thị trấn và khoảng 120.000 dân.
- Tháng 3/1976, tỉnh Kiến Tường được sáp nhập với tỉnh Long An và trở thành một huyện của tỉnh Long An với tên gọi mới là huyện Mộc Hoá. Huyện Mộc Hoá lúc đó bao gồm 5 huyện vùng Đồng Tháp Mười (thuộc tỉnh Long An) và có diện tích tự nhiên 2.296km2 với 21.390 hộ và khoảng 130.000 dân.

Di Tích - Danh Lam - Tháng Cảnh

Khu di tích Núi Đất

Khu di tích Núi Đất nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Hóa - huyện vùng biên của tỉnh Long An. Sở dĩ có tên gọi “Núi Đất” vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay của con người đắp nên.
Vào những năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt tù chính trị đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả).

Mộc Hóa quê tôi Ho_nuidat_mochoa

Để đến được Núi Đất, từ thành phố Tân An (Long An) có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Quốc lộ 62 khoảng 68 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500 m là tới nơi. Nếu chưa một lần đến miền biên ải Mộc Hóa, ít ai có thể hình dung nơi vùng đất còn nghèo khó này lại có một khu du lịch khá đẹp như vậy (rất tiếc là ngành du lịch chưa đầu tư đúng mức). Càng thú vị hơn sau một chặng đường dài du khách đã thấm mệt, khi đến đây được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu. Leo lên đỉnh núi gió phả vào mặt, cảm giác miên man khó tả.
Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao 5 m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng hai cây bồ đề phủ lên... Trong lòng hồ còn có hai nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện... Trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

Tour du lịch sinh thái đầy tiềm năng và chỉ có riêng của Long An, không trùng lắp với bất cứ sản phẩm du lịch nào của các tỉnh trong khu vực. Đó là Du lịch nghỉ dưỡng ở vùng sinh thái rừng tràm Tháp Mười. Rừng tràm đã được Long An bảo vệ và trồng mới từ 10 năm trước để khai thác du lịch sinh thái. Mở đầu cuộc hành trình, chúng tôi khởi hành từ thị xã Tân An, theo hướng lộ đi Mộc Hoá - Vĩnh Hưng để đến với khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập. Đây là một dự án du lịch sinh thái đầy tiềm năng của Long An. Cách thị xã Tân An 58 km đường bộ, khu sinh thái làng nổi này có được một khu rừng tràm rộng đến 135 hecta.

Mộc Hóa quê tôi IMG_1417
Mộc Hóa quê tôi Dongthap10

Con rạch chính dẫn vào khu trung tâm làng nổi Tân Lập có tên là Rạch Rừng, nơi đang dần hình thành những khu chức năng và dịch vụ phục vụ cho du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở Long An…Trên đường vào Rạch Rừng, chúng tôi hiểu ra rằng : đây chính là khu rừng được tỉnh Long An bảo vệ và trồng mới nhiều loại tràm từ hơn 10 năm trước để nuôi một dự án lớn là khai thác du lịch sinh thái như bây giờ đang xúc tiến đầu tư. Có thể nói, đây là cách tính toán lâu dài và đúng đắn của lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Long An. Tổng kinh phí của dự án làng nổi Tân Lập là 101 tỉ đồng, để làng nổi có thể trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng và nhiều dịch vụ kèm theo khác. Làng nổi Tân Lập sẽ là nơi thu hút khách du lịch nước ngoài thích du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Đây cũng sẽ là nơi picnic lý thú của du khách nội địa, nhất là picnic theo nhóm gia đình và nhóm bạn. Làng nổi sẽ đúng nghĩa với chữ “nổi trên mặt nước” bởi nhiều kiểu nhà xây dựng nổi. Nguồn nước cũng giữ được quanh năm vì quanh khu rừng này đã được bao đê và có nhiều kênh mương, cống rãnh để điều tiết nước cho cả khu rừng. Hiện tại, theo các nhà quản lý dự án này cho biết, từ quý I - năm 2008 sẽ đưa vào khai thác các dịch vụ như: tham quan rừng tràm, dạo chơi trên đầm sen bằng xuồng và câu cá đồng v.v…Các dịch vụ như : tham quan rừng tràm, dạo chơi trên đầm sen bằng xuồng và câu cá đồng v.v… được du khách ưa chuộng

Cửa khẩu biên giới Bình Hiệp

Mộc Hóa quê tôi Cuakhaubinhhiep

Tour du lịch đặc biệt này cũng sẽ đưa chúng ta sẽ đến với cửa khẩu Mộc Hoá, cửa khẩu biên giới giáp với nước bạn Campuchia. Cửa khẩu Mộc Hóa thuộc xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá, Long An. Đây là cửa khẩu giáp ranh với xã Thmay, huyện Kongponro, tỉnh Svayriêng. Từ cổng biên giới Long An, nhìn qua cổng biên giới tỉnh bạn chỉ cách khoảng 100m. Cột mốc biên giới nằm ở giữa khoảng cách 2 cổng cao 50m. Theo các lãnh đạo đồn biên phòng cho biết, cửa khẩu biên giới này không có hoạt động buôn bán gì lớn nên không có chợ. Người hai bên qua lại hàng ngày chủ yếu là nông dân và các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá thường nhỏ lẻ… Du khách cũng có đến với tâm lý là được ngắm nhìn vùng biên cương Tổ quốc và chụp ảnh lưu niệm cùng cột mốc biên giới… Có lẽ đây cũng là một rong những nhu cầu của tour du lịch biên giới, nên ngay khi được các anh bộ đội biên phòng hướng dẫn đến bên cột mốc thì hầu như tất cả phóng viên, nhà báo đều thay nhau chụp ảnh lưu niệm cùng cột mốc biên giới này…

Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu Dược liệu Đồng Tháp Mười

Bên cạnh đó, du khách đừng quên đến Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa. Vượt qua quãng đường 60 km tính từ thị xã Tân An, du khách sẽ đến cầu Quảng Dài và tiếp tục được tàu du lịch của Công ty đưa đến Trung tâm. Đi giữa rừng tràm mênh mông nước, bạn sẽ cảm nhận không khí trong lành của thiên nhiên hoang sơ, gần như chưa bị tác động bởi bàn tay con người.
Dòng Vàm Cỏ Tây là một trong 2 dòng sông cùng có tên Vàm Cỏ nổi tiếng chảy qua tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ một số đầm lầy ở Campuchia, chảy qua Long An, hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông rồi chảy ra biển Đông. Có đến 140 km chiều dài của dòng sông này nằm trên địa phận của tỉnh Long An trước khi đổ ra cửa biển. Vàm Cỏ Tây xanh biếc và phẳng lặng, khác với sông Hậu và sông Tiền mùa này đang đỏ thắm phù sa. Hai bên bờ, dân cư sống thưa thớt do đây là vùng trũng, nước ngập quanh năm. Hầu hết dân cư nơi đây sống bằng nghề trồng đay để cung cấp nguyên liệu sợi cho các nhà máy sản xuất bao bì sợi bố ở TP Hồ Chí Minh. Có hơn 1000 ha chuyên trồng đay, cho thu hoạch bình quân 15 triệu/ha.
Đặc điểm sinh thái độc đáo của vùng Đồng Tháp Mười hầu hết nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Long An. Có một điều mà lâu nay nhiều người thường hiểu lầm, đó là tỉnh Long An có đến 80% diện tích vùng Đồng Tháp Mười. Trong khi đó, tỉnh Đồng Tháp được biết đến bởi địa danh huyện Tháp Mười và là nơi lưu giữ di tích ngọn Tháp 10 tầng, nhưng đất vùng trũng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chỉ có khoảng 20%. Như vậy, đặc điểm sinh thái độc đáo của vùng Đồng Tháp Mười, như báo chí thường nhận định, hầu hết nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Long An.
Được gọi là Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu Dược liệu bởi đây là nơi sưu tập và phát triển nhiều loại dược liệu quý của quốc gia, vườn dược liệu với hơn 50 giống thực vật, trong đó có 21 loài thực vật bậc cao dùng để chiết xuất tinh dầu, chế biến dược liệu cung cấp cho các công ty kinh doanh và sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Bằng phương pháp chiết xuất khoa học kết hợp với kinh nghiệm dân gian, Trung tâm đã nghiên cứu chiết xuất được tinh dầu và dược tính của hàng trăm loài cây cỏ mà trong đời sống hàng ngày chúng ta không chú ý đến, hay biết đến chỉ như một món rau ăn thông thường như: sả, chanh, bạc hà, tía tô v.v… Đặc biệt nhất là việc chiết xuất tinh dầu tràm, chiết xuất từ nhiều loại tràm mà Trung tâm đã trồng được từ 25 năm qua.

Về Đầu Trang Go down
 
Mộc Hóa quê tôi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Giao lưu :: Tự hào quê hương tôi-
Chuyển đến