Muối dưa, cà, thực chất là quá trình lên men lactic và là quá trình chuyển hóa đường thành acid lactic nhờ vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Qúa trình này cũng chính là nguyên tắc trong dân gian để chế biến các thức ăn bổ sung hàng ngày giúp ngon miệng, giàu dinh dưỡng khác như làm sữa chua, nước quả ngâm như sấu, mơ, dâu, và thậm chí khi ủ tương, chao, làm mắm. .Những gia vị này hết sưc quen thuộc với người Châu Á.
Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, dưa, cà, măng muối.. không phải là thực phẩm luôn luôn an toàn cho .người sử dụng cũng chính vì nguyên tắc tạo nên chúng là tạo men sống qua quá trình lên men lactic. Vì sao vậy?
Dưa muối có khả năng gây ung thư?
- Dưa, cà muối, nước mắm… đều chứa rất nhiều muối. Các bệnh nhân bị tim mạch, cao huyết áp, tim mạch, thận cần chế độ ăn ít muối không nên hoặc hạn chế dùng các thực phẩm này. Những người muốn kiêng cữ để có một chế độ ăn lành mạnh cũng hạn chế sử dụng thực phẩm dạng này.
- Các loại dưa cải, của cải muối nên được ăn khi đã có màu vàng, đạt độ chua. Không nên ăn dưa muối khi còn xanh, hăng vì lúc này chúng chứa nồng độ nitrit cao, khi ăn vào cơ thể, nitrit sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng… và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamine, có nguy cơ gây ung thư.
- Quá trình lên men lactic không đúng có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn gây thối phát triển nhanh, tạo ra một số chất độc gây hại cho sức khỏe.
- Các thực phẩm như dưa muối cũng có thời hạn sử dụng nhất định, khi mua chúng được làm sẵn, đóng hộp cần coi cẩn thận date sử dụng.
Loại men có trong dưa muối, giúp hình thành quá trình lên men lactic này là các enzyme, chất xúc tác có trong khuẩn lactic hình thành trong quá trình cho lên men, tạo ra vi khuẩn sống có ích, kích thích men đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Men sống còn có sẵn trong một số loại trái cây có chứa enzyme như quả thơm, đu đủ. Nếu không muốn sử dụng dưa muối, cà muối mà vẫn cần men sống cho đường ruột, có thể bổ sung các loại trái cây này trong thực đơn.
Nguồn: Yahoo