Mẹ nấu cháo không chỉ từ gạo, mà còn từ cơm và bánh mỳ. Đổi vị lạ miệng, cực nhanh và giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu.
Ăn dặm kiểu Nhật đã trở nên quen thuộc với nhiều mẹ Việt Nam, giúp bé ăn ngon miệng và được đổi món thường xuyên.
Từ bài báo này, aFamily sẽ chia sẻ với các mẹ những bí quyết, kinh nghiệm, mẹo hay trong việc áp dụng phương pháp ăn dặm này. Hy vọng điều này giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian, các con ăn ngon miệng và hay ăn chóng lớn.
1. Nấu cháo từ gạo
Tỉ lệ gạo và nước cho bé:
* 5~6 tháng tuổi : 1 gạo + 10 nước ((cháo chín - rây qua lưới - cho bé ăn)
* 7~8 tháng tuổi : 1 gạo + 7 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9~11 tháng tuổi: 1 gạo + 5 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)
- Vo sạch gạo trước khi nấu. Sau đó cho gạo và nước vào đúng tỉ lệ vào nồi.
- Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 - 60 phút.
- Cho nồi lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 40 phút.
- Tắt bếp, vẫn đậy kín vung, ủ thêm 15 phút nữa, cháo sẽ ngon hơn.
* Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas:
- Ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu, gạo sẽ hút đủ nước, cháo mới ngon.
- Vặn lửa "siêu nhỏ" để khi sôi nước không bị trào ra ngoài.
- Đậy kín nắp để nước bốc hơi ít, cháo không bị thiếu nước.
2. Nấu cháo từ cơm
Tỉ lệ cơm và nước để nấu cháo
* 5~6 tháng tuổi : 1 cơm + 5 nước (cháo chín > rây qua lưới > cho bé ăn)
* 7~8 tháng tuổi : 1 cơm + 3~4 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9~11 tháng tuổi: 1 cơm + 2 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)
- Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ:
- Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm ra là được.
3. Nấu cháo từ bánh mì
Tỉ lệ: 5~6 tháng tuổi : 1 bánh mì + 5 nước
- Bánh mỳ cắt phần bỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi.
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 - 2 phút.
- Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)
Mẹ nấu cháo cho các bé đúng thời gian và tỉ lệ (gạo - nước, bánh mỳ - nước, cơm - nước) sẽ giúp mẹ tiết kiệm được cực nhiều thời gian và nhiên liệu.
Theo Afamily