Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu)

Go down 
Tác giảThông điệp
MY LOVE
thành viên năng động cấp 2
thành viên năng động cấp 2
MY LOVE


Tổng số bài gửi : 445
Join date : 31/07/2011
Age : 37
Đến từ : Bắc Giang

7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu) Empty
Bài gửiTiêu đề: 7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu)   7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu) Icon_minitimeTue Mar 27, 2012 10:38 am

(Webtretho) Trả lời thật nhé, bạn đã bao giờ
nói dối với con yêu? Chắc là có rồi, đúng không? Chúng ta vẫn nghĩ nói dối con
trong vài tình huống khó xử dường như là một việc làm hợp lý và vô hại.
Nhưng sự thật là làm như thế sẽ không giúp bé hiểu được phải cư xử thế nào mới
ngoan.



7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu) Webtretho_noidoi_1_345
Chắc bố mẹ nào cũng từng... nói dối con (Ảnh:
Inmagine)

Nhiều phụ huynh dùng cách nói dối để đối phó với
con cái khi chúng mè nheo đòi hỏi gì đấy. Chị Kat, mẹ của hai cô con gái tâm sự:
“Tôi luôn dạy các con rằng nói dối là không tốt. Tuy vậy cũng phải nói
rằng tôi cũng đã bảo với các con gái mình, Mirabel, 5 tuổi và Caroline 4 tuổi
rằng những con búp bê (“tình cờ” cũng chính là những con mà chúng thích)
ở cửa hàng đồ chơi gần nhà không phải để bán. Tôi hay nói, “Chúng sống ở
đấy,” đặc biệt khi phải “lạc chân” vào đó để mua một món quà sinh nhật. Như
thế dễ hơn, chúng tôi sẽ vào và ra khỏi cửa hàng mà không phải nghe mè
nheo”.



Và quả thật trường hợp nói trên không phải là
phụ huynh duy nhất nói dối con. Một khảo sát vào năm 2008 ở Anh cho
thấy cứ 10 phụ huynh thì có 8 người đã từng bóp méo sự thật với con
mình.



Hầu như các vị phụ huynh khác đều cho rằng “một
chút” nói dối ấy là vô hại. Rốt cuộc thì chúng giúp giữ được hòa bình
(chấm dứt những lời năn nỉ ỉ ôi hay mè nheo làm mình làm mẩy), khiến
cuộc sống ít nhiều dễ chịu hơn. Nhưng theo chuyên gia về hành vi của
trẻ thì nói dối chẳng giúp gì đươc cho các bé cả. “Cuộc sống đầy
những thăng trầm,” tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen, tác giả loạt sách
Positive Discipline nói, “Nếu ta không cho trẻ cơ hội đối mặt với nỗi
thất vọng thì làm sao chúng học được cách vượt qua?”



Chị Kat thừa nhận rằng nếu chị tiếp tục nói
dối với các con, dù có vẻ vô hại, thì làm sao trẻ có niềm tin nơi mình
được. “Mỗi khi nói dối để tránh một tình huống khó xử là bạn đã
bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với trẻ,” Tiến sĩ Cara
Gardenswartz ở Los Angeles nói, “bạn hãy cho bé cảm nhận rằng dù chuyện
gì xảy ra đi nữa bạn sẽ luôn bên chúng.”



Khi đã nhận ra tác hại của việc nói không đúng sự
thật với con cái, các vị phụ huynh nên biết rằng vẫn có cách tốt hơn để thay
thế cho những lời nói dối vô hại.



Điều thứ 1: “Mc Queen tia chớp / Người
nhện / Nàng tiên cá rất thích ăn rau đấy nhé.”





Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Những lời nói
dối để ‘dụ dỗ’ trẻ ăn uống thường không hiệu quả, cơ bản vì khẩu vị của bé
không dễ gì mà thay đổi được.” Hơn nữa, nếu dùng hình ảnh thần tượng của
bé để ép bé thì thật là không hay cho lắm.



Thay vào đó, hãy nói với bé
rằng:




“Rau củ rất tốt cho sức khỏe của con, và đó
cũng là món nhà mình ăn tối nay.” Bạn chưa thể buộc được con mình ăn thì
hãy cứ nấu những món đó thường xuyên, vì sớm muộn gì, bé cũng sẽ
quyết định thử vài miếng.




Điều thứ 2: “Mẹ rất tiếc, nhưng xe sẽ
không chạy được đâu cho đến khi con đội mũ bảo hiểm/ thắt dây an toàn
vào.”





Nghe thì có vẻ ổn đấy, nhưng theo Hal Runkel
– chuyên gia về hôn nhân gia đình, tác giả cuốn ScreamFree Parenting – thì lời
nói này “thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm của bạn. Bạn cần cho bé
biết nhiệm vụ của bạn là phải đưa ra những quyết định sáng suốt đảm
bảo an toàn cho bé.”



Thay vào đó, hãy nói với con
rằng:




“Mẹ sẽ không nổ máy xe đâu, cho đến khi con
đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn vào.” Cách nói này giúp trẻ hiểu
rằng bố mẹ có trách nhiệm đảm bảo chúng tuân theo những luật định an
toàn. Hãy giải thích rằng có luật qui định buộc mọi người trên xe phải
đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn để giúp họ tránh được thương tích.
Chuyện gì sẽ xảy đến nếu một vụ tai nạn diễn ra mà bé không đội mũ bảo
hiểm / thắt dây an toàn? Chắc hẳn là bé sẽ bị thương rồi và bạn sẽ còn
ân hận mãi vì đã tỏ ra không dứt khoát khi bé không chịu nghe lời.


7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu) Webtretho_noidoi_2_500
Mỗi khi nói dối để tránh tình huống khó xử là bạn đã bỏ
lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với con đấy (Ảnh: Inmagine)

Điều thứ 3: “Trẻ lên 3 rồi mà còn ngậm
núm vú là phạm pháp đấy con à. Giờ con lớn rồi thì phải bỏ núm vú đi
thôi.”





Một lần nữa, bạn lại trốn tránh trách nhiệm
của một bậc phụ huynh, từ bỏ vai trò người hướng dẫn con mình vượt qua
những giai đoạn phát triển phức tạp.



Thay vào đó, hãy nói với bé
rằng:




“Mẹ biết con rất thích núm vú nhưng con đã
lớn rồi, không nên dùng chúng nữa”. Hãy thể hiện bạn hiểu khó khăn
của con và để bé bày tỏ cảm xúc của mình. Đừng nên khiến bé xấu hổ;
thay vào đó, hãy từ từ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn với giai đoạn
phát triển mới, giải thích vì sao từ bỏ thói quen ngậm núm vú lại là một việc
làm tốt. Bạn có thể nói rằng việc đó sẽ giúp răng bé đẹp và đều,
giúp bé phát âm rõ ràng hơn và mọi người sẽ dễ hiểu được điều mà bé nói
hơn.



(Còn
tiếp)



Nguồn: Webtretho (lược dịch) /
Parents
Về Đầu Trang Go down
 
7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần đầu)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thương người bên ấy, xót xa nơi này, thương hình dáng ai...
» Cắt xén khẩu phần ăn của trẻ
» THÂN PHẬN HOA HOA HỒNG
» Lẽ vô thường
» TÂM VÔ THƯỜNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Đọc báo dùm bạn-
Chuyển đến