Chúng ta thường mong rằng người khác sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của mình, nhưng chúng ta lại không chịu tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Tha thứ cho người khác có khó không? Với lòng oán giận ngập tràn, tại sao chúng ta không chịu cởi bỏ nó đi? Tha thứ sớm sẽ được vui vẻ sớm!
1) Cùng bệnh phải biết thương yêu nhau:" Không phải chỉ có người khác mới có Tham Sân Si mà ngay chính mình cũng có những tánh này, hiểu được như vậy mình sẽ không còn giận người".
2) Chuyển hóa lòng đối địch thành tâm từ bi:" Đức Phạt dạy: tất cả chúng sanh đều có Phạt tánh, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phạt tánh của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt".
3) Trăm lần tha thứ cho người:" Người có lòng bao dung thì sẽ không tìm cách đánh trả lại".
4) Lấy Đức báo Oán:" Chỉ có hiểu và thông cảm cho người vô tình gây cho mình sự buồn thương thì bạn mới hết đau buồn"
5) Để họ tự cảm thấy xấu hổ:" Cách tốt nhất để người ta hổ thẹn sửa sai đó là im lặng và tha thứ".
6) Tha thứ cho người có hành động quái dị:" Nếu bạn hoe63u được nóng giận thì sẽ mất đi người thân, thì bạn sẽ không còn nóng giân nữa".
7) Lấy lòng nhẫn nại tha thứ cho kẻ hành xử vô lý:" Nhẫn nhục là trong lòng không còn có kẻ thù".
8 ) Tha thứ bằng trí tuệ:" Người nào bị lừa nhiều lần là vì người đó thiếu trí tuệ".
9) Có phải lỗi tại tôi:" Tuy mình không sai nhưng nếu để người khác hiểu lầm, thì đó là lỗi của mình".
10) Lãng tử hồi đầu quý hơn vàng:" Chúng ta không sợ sai, chỉ sợ mình không chịu sửa sai".
11) Nên bao dung chớ nên dung túng:" Thừa nhận sự sai lầm là tự lãnh trách nhiệm về mình và cũng là trách nhiệm đối với người".
12) Nối lại tình bạn;" Xin lỗi không phải là để người ta tha thứ mà để nhận khuyết điểm về mình, cho nên nếu đã xin lỗi mà người không tha thứ thì bạn cũng đừng trách lại".
13) Không nên bắn mình thêm một mũi tên:" Khi bị phiền não, bạn không nên tìm hiểu thêm ai đã gây phiền não, mà bạn hãy nên quán chiếu xem tại sao mình lại bị phiền não, và tìm cách để tiêu diệt nó".